Trang chủ Tin tức Tin lĩnh vực Những quy định của pháp luật khi sử dụng chữ ký số công cộng

Tin lĩnh vực

Những quy định của pháp luật khi sử dụng chữ ký số công cộng

Hiện nay, quy định chữ ký số công cộng đã được pháp luật ban hành trong Nghị định 130/2018 NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Do đó, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân và doanh nghiệp, bạn nên nắm được các quy định liên quan tới chữ ký số công cộng được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Các định nghĩa liên quan tới chữ ký số công cộng

Khi sử dụng chữ ký số công cộng, trước hết bạn nên hiểu đúng về các định nghĩa liên quan được quy định rõ trong hệ thống pháp luật hiện nay. Bao gồm định nghĩa chữ ký số công cộng, quy định về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và quy định về đại lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

1.1. Định nghĩa về chữ ký số công cộng

Theo Khoản 8 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 902/VBHN-BKHĐT về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành năm 2019: “Chữ ký số công cộng là một dạng chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.”

Về khái niệm chứng thư số công cộng, Nghị định 130/2018/NĐ-CP cũng đã quy định “Chứng thư số công cộng” là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp” (Khoản 7 Điều 3).

Chữ ký số MOBIFONE CA

Theo quy định của pháp luật, chữ ký số công cộng là một dạng của chữ ký điện tử

1.2. Quy định về Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

Định nghĩa “Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng” được xác định tại Khoản 16 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP là “tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng. Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật”.

Để cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cần đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 11 và Điều 13 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP. Trong đó:

– Điều kiện hoạt động: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng sẽ được phép hoạt động 1 cách hợp pháp khi đáp ứng 02 điều kiện:

+) Có giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp (Giấy phép có thời hạn 10 năm).

+) Có chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cấp.

– Điều kiện cấp phép: Để được cấp phép hoạt động, tổ chức cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chủ thể, tài chính, nhân sự và kỹ thuật. Các điều kiện này được quy định chi tiết tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 13 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP năm 2018 do Chính phủ ban hành.

1.3. Quy định về Đại lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

Về Đại lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, Khoản 18, Điều 3 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP chỉ rõ: “Đại lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là thương nhân hỗ trợ tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng trong việc cung ứng dịch vụ chứng thực chữ ký số tới thuê bao theo hợp đồng đại lý để hưởng thù lao”.

Điều kiện hoạt động của đại lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cũng được quy định tại Điều 34 của Nghị định, bao gồm 03 tiêu chí:

– Là thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

– Có địa chỉ cụ thể trụ sở giao dịch.

– Có hợp đồng đại lý với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

2. Giá trị pháp lý của chữ ký số công cộng

Chữ ký số công cộng thực chất là 1 dạng của chữ ký điện tử. Vì vậy, giá trị pháp lý của chữ ký số công cộng cũng tương tự như chữ ký điện tử đã được quy định tại Điều 8 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

“1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp”.

3. Quy định khi có vi phạm, khiếu nại, giải quyết tranh chấp

Để đảm bảo việc cung cấp và sử dụng chữ ký số diễn ra hiệu quả, pháp luật đã quy định rõ việc xử lý vi phạm, khiếu nại và giải quyết tranh chấp liên quan đến chữ ký số công cộng, tài khoản đăng ký kinh doanh. Trường hợp xảy ra vi phạm, khiếu nại hay tranh chấp trong lĩnh vực chữ ký số công cộng: “Việc xác định và xử lý các tranh chấp, khiếu nại và hành vi vi phạm liên quan đến việc quản lý, sử dụng chữ ký số công cộng, Tài khoản đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật”

Việc nắm được các điều khoản pháp luật về việc quy định chữ ký số công cộng sẽ giúp bạn bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và bản thân mình khi sử dụng dịch vụ chữ ký số công cộng. Đặc biệt, để có được trải nghiệm sử dụng tốt nhất và đảm bảo an toàn về quyền lợi, người dùng nên lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín trên thị trường.

Hiện nay, MOBIFONE CA Với nhiều tính năng tiện lợi cùng tiêu chuẩn bảo mật cao, MOBIFONE CA là dịch vụ chữ ký số hiện được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn sử dụng. Để trải nghiệm dịch vụ, bạn hãy truy cập website mobica.vn hoặc liên hệ hotline 0936110116 để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.

đăng ký ngay