Trang chủ Tin tức Phân biệt sự khác nhau chữ ký điện tử và chữ ký số

Tin tức

Phân biệt sự khác nhau chữ ký điện tử và chữ ký số

Hiện nay, chữ ký số và chữ ký điện tử được ứng dụng phổ biến trong các hoạt động giao dịch ở hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, khi nhắc đến chữ ký số và chữ ký điện tử, nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này cũng như các tính năng.

Sự khác biệt giữa chữ ký số và chữ ký điện tử

1. Khái niệm chữ ký số và chữ ký điện tử 
Chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video…) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó. Chữ ký điện tử được sử dụng trong các giao dịch điện tử. Xuất phát từ thực tế, chữ ký điện tử cũng cần đảm bảo các chức năng xác định được người chủ của một dữ liệu nào đó: Văn bản, ảnh, video… dữ liệu đó có bị thay đổi hay không.
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa. Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên. Hiểu một cách đơn giản, chữ ký số (Token) là một thiết bị được mã hóa tất cả các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp/cá nhân dùng thay cho chữ ký trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện đối với các giao dịch điện tử qua mạng internet.
Hai khái niệm chữ ký số và chữ ký điện tử thường được dùng thay thế cho nhau mặc dù chúng không hoàn toàn có cùng nghĩa. Chữ ký số chỉ là một tập con của chữ ký điện tử (chữ ký điện tử bao hàm chữ ký số).

Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về việc lựa chọn Chữ ký điện tử hay Chữ ký số, Tenten.vn muốn chia sẻ với quý khách hàng một số trường hợp nên sử dụng chữ ký số và chữ ký điện tử như sau:

1. Trường hợp Chữ ký số thường được sử dụng

Với khả năng và tính bảo mật cao, chữ ký số được khuyên dùng cho các hợp đồng, tài liệu quan trọng như:

  • Các giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử;
  • Xác nhận người gửi thư tới đối tác qua email quan trọng.
  • Khi thực hiện việc đầu tư chứng khoán trực tiếp;
  • Khi thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền;
  • Khi thực hiện việc đóng phí bảo hiểm trực tuyến;
  • Khi thực hiện việc ký kết các hợp đồng điện tử;…

2. Trường hợp Chữ ký điện tử thường được sử dụng

Chữ ký điện tử được sử dụng rộng rãi không chỉ ở phạm vi Việt Nam mà còn trên nhiều quốc gia, khu vực. Quý khách có thể cân nhắc sử dụng trong các trường hợp dưới đây:

  • Các cam kết gửi qua thư điện tử
  • Sử dụng số định danh cá nhân khi nhập hoặc khi rút tiền;
  • Ký kết bằng bút điện tử ở các thiết bị cảm ứng như tại các quầy thanh toán,…
  • Khi thực hiện việc kê khai hải quan điện tử;
  • Khi thực hiện việc nộp thuế trực tuyến;
  • Khi thực hiện việc kê khai bảo hiểm xã hội;…

Qua đó, quý khách hàng có thể thấy rằng Chữ ký số được sử dụng rộng rãi và có tính bảo mật cao hơn so với Chữ ký điện tử. Tuy nhiên, Chữ ký số và Chữ ký điện tử là hai khái niệm khác nhau, có thể dễ bị nhầm lẫn. Chữ ký số chỉ là một dạng của Chữ ký điện tử, và ngược lại, Chữ ký điện tử bao gồm cả Chữ ký số.

Thông tin trên đây được Tenten.vn cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng trong việc hiểu và đánh giá khả năng làm việc của Chữ ký số và Chữ ký điện tử. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, quý khách hàng nên chọn loại chữ ký phù hợp với doanh nghiệp của mình và tránh nhầm lẫn giữa hai loại chữ ký trong các hoạt động điện tử, từ đó đảm bảo tính pháp lý và an toàn tốt nhất khi sử dụng.

đăng ký ngay